Mình trở lại với mục review kem dưỡng.
Đối với skincare bản thân mình khá quan trọng việc làm sạch và dưỡng ẩm cho da. Mình thì lại hay dùng đồ Hàn và Missha là thương hiêuh mình yêu thích nhất. Không hiểu tại sao nhưng da mình cực hợp với đồ dưỡng Missha. Mình dùng gần như đã dùng các bước skincare cơ bản từ các sản phẩm của Missha. Và cặp đôi mà mình rất yêu thích đợt rồi là Toner (gel cân bằng da) và Emulsion (sữa cấp ẩm da) của dòng Super aqua waterfull.
Tuy bộ mình dùng là dạng mimi size chỉ 30ml nhưng mà dùng 2 tuần 30ml là mình đã thấy cảm nhận rồi.
Trước đó mình đã dùng cặp mini size 50ml Toner + emulsion của skinfood dòng Tomato premium. Nhưng mà da mình không hợp thật sự ý !! Dùng cái bộ đó da nổi mụn lẩn mẩn nhiều dã man. Mình sẽ review cặp ấy sau rồi làm so sánh chất kem với cặp missha này.
I. Thành phần:
Mở đầu phải lướt qua thành phần em ấy thế nào, các bạn mua son thì xem swatch mã màu, còn mua skincare thì nhớ để ý thành phần: có nhiều cồn không, có dày silicon không, có thành phần nào mới mà trước kia mình chưa thử.
Vì mỹ phẩm rất đa dạng, cùng là chức năng làm trắng da, nhưng có nhiều chất có công dụng như vậy. Và đương nhiên với cơ địa mỗi người, thì sẽ hợp loại dưỡng chất khác nhau.
Cũng như vậy, mỗi hãng nhãn hàng thường thiết lập công thức kem khác nhau, các bạn có thể bắt gặp những chất cơ bản giống nhau, nhưng nồng độ thì sẽ có mức khác nhau (ttheo thứ tự từ đầu đến cuối bảng thành phần)
Mình ví dụ đơn giản: như silicone.
Silicone là loại hợp chất mang nhiều công dụng, điển hình là: kết dính, chất khóa ẩm, giữ ẩm, chất giúp dàn trải sản phẩm đồng đều.
*** SILICON: tên viết của silicon TỰ NHIÊN (SILICON không có chữ e, dùng trong công nghiêp điện tử: tạo vi mạch máy tích,công nghiệp xây dựng v..v..)
*** SILICONE : tên viết của silicone TỔNG HỢP ( SILICONE có chữ e dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, mắt kính: lens contact, đồ dùng nhựa chất độn cơ thể)
cách phát âm đều giống nhau, là si – li – con nhưng viết khác nhau 1 chữ e, về ý nghĩa thì hoàn toàn là 2 chất khác nhau
Rất nhiều bạn cho rằng silicone không ảnh hưởng gì đến da, mà lại nó còn giúp giữ ẩm, khoá ẩm (vì silicon là 1 tinh thể đặc khít, hình dung như 1 lớp nilon, phủ lên mặt để tránh da bị thoát ẩm) ngoài ra, lớp silicone sẽ lấp đầy vết lõm da, giúp cho da có bề mặt mịn nhưng không giả tạo, giúp lớp nền đẹp khi make up…. Vì thế, silcione được sử dụng nhiều trong các loại kem dưỡng ban đêm, các loại kem lót kiềm dầu (benefit v..v…)
![]() |
Thành phần của benefit the porefessional face primer. Công thức chứa nhiều silicon |
Sản phẩm càng đặc thì lượng silicone càng nhiều. Trên đây mới chỉ là lợi ích của silicone, vậy mặt hại là gì?
Silicone là tên gọi chung của nhóm chất có cấu trúc dạng Silicone (tên gọi chung) chúng có thể là chất thuần Silica, hoặc Silicon-based, hoặc silicon-like-structure.
Một số loại silicone thường dùng trong mỹ phẩm . Mình liệt kê theo mức độ gặp thường xuyên của các chất nhé. các bạn sẽ thấy quen thuộc.
dimethicone
dimethicone crosspolymer
PEG-10 dimethicone
PEG-10 dimethicone/vinyl dimethicone crosspolymer
PEG-12 dimethicone
PEG/PPG-18/18 dimethicone
PEG/PPG-20/15 dimethicone
silicone
bis-PEG-18 methyl ether dimethyl silane
bis-phenylpropyl dimethicone
dimethicone/PEG-10/15 crosspolymer
dimethicone/vinyl dimethicone crosspolymer
methicone
dimethicone copolyol
methylsilanol PEG-7 glyceryl cocoate
phenyl trimethicone
polymethylsilsesquioxane
polysilicone-11
silica dimethyl silylate
vinyl dimethicone/methicone silsesquioxane crosspolymer
trimethylsiloxysilicate
acrylates/dimethicone copolymer
amodimethicone
caprylyl methicone
cetyl dimethicone
cetyl dimethicone copolyol
cetyl PEG/PPG-10/1-dimethicone
Silicone là một loại chất có thể ngấm dần vào máu thông qua da !
Tuy nhiên, theo thời gian, silicone trong cơ thể sẽ bị đào thải qua đường phân. Đó là lý do vì sao silicone được dùng trong phẫu thuật độn cơ thể. Nhưng cũng chưa có chứng minh, trong quá trình đào thải silicone, không gây hại cho gan, mật..v…v…
Hihi, đọc đến đây chắc các bạn bị mình doạ không dám dùng mỹ phẩm mất.
Bởi những lo ngại trên mà bây giờ đã có rất nhiều chất có khả năng thay thế silicone, và không ngấm vào da, vào máu.
Điều đặc biệt đó có ở sản phẩm:
(Đây là lý do để các chị em, các bạn gái chịu khó soi thành phần kem dưỡng hơn nè, đẹp nhưng phải khoẻ nha )
Water
|
Glycerin
|
Ethylhexyl Palmitate : thay thế Silicon (good)
|
Niacinamide
|
Shea Water
|
Hydrogenated Poly(C6-14 Olefin)
|
Cyclopentasiloxane
|
Hydrogenated Vegetable Oil
|
Mineral Water
|
Anastatica Hierochuntica Extract
|
Sea Water
|
Pseudoalteromonas Ferment Extract
|
Myrothamnus Flabellifolia Callus Culture Extract
|
Rhizophora Mangle Callus Culture Extract
|
Salicornia Herbacea Callus Culture Extract
|
Opuntia Ficus-Indica Callus Culture Extract
|
Lactobacillus Extract
|
Imperata Cylindrica Root Extract
|
Opuntia Ficus-Indica Stem Extract
|
Adansonia Digitata Seed Extract
|
Adenium Obesum Leaf Extract
|
Dimethicone
|
Cyclohexasiloxane
|
Polyglyceryl-3 Methylglucose Distearate
|
Pentylene Glycol
|
Glyceryl Stearate
|
Sorbitan Stearate
|
PEG-100 Stearate
|
PEG-32
|
Caprylyl Glycol
|
Sodium Acrylate/Sodium Acryloyldimethyl Taurate Copolymer
|
Butylene Glycol
|
Isohexadecane
|
Polysorbate 80
|
Panthenol
|
1,2-Hexandiol
|
Carbomer
|
Xanthan Gum
|
Disodium EDTA
|
Phenoxyethanol
|
Fragrance
|
Water
|
Glycerin
|
Niacinamide : Làm trắng da
|
Dipropylene Glycol
|
Pentylene Glycol
|
Mineral Water
|
Sea Water
|
Anastatica Hierochuntica Extract
|
Pseudoalteromonas Ferment Extract
|
Lactobacillus Extract
|
Imperata Cylindrica Root Extract
|
Myrothamnus Flabellifolia Callus Culture Extract
|
Rhizophora Mangle Callus Culture Extract
|
Salicornia Herbacea Callus Culture Extract
|
Opuntia Ficus-Indica Callus Culture Extract
|
Opuntia Ficus-Indica Stem Extract
|
Adansonia Digitata Seed Extract
|
Adenium Obesum Leaf Extract
|
Acrylates/C10-30 Alkyl Acrylate Crosspolymer
|
Arginine : amino acid có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen ở da.
|
Dimethicone
|
Butylene Glycol
|
Raffinose
|
PEG-40 Hydrogenated Castor Oil
|
PPG-26-Buteth-26
|
Lecithin
|
Caprylyl Glycol
|
1,2-Hexanediol
|
Xanthan Gum : chất làm dày
|
Disodium EDTA
|
Phenoxyethanol
|
Fragrance
|
II. Bao bì:
Vì mình chỉ có minisize, trông xinh yêu thế này.
Vỏ làm băng nhựa, có in ngày sản xuất ở dưới đáy.
Còn chai full size là bằng thủy tinh ( hình ảnh mình chụp ở Missha vietnam) rất nặng tay, sáng lóa, đẹp nữa huhu T_T và ở store bán thì siêu đắt T_T
Thiết kế của toner là dạng nhỏ giọt, còn chai emulsion là dạng vòi bơm rất vệ sinh.
Một số loại sản phẩm, hãng không thiết kế chai dạng vòi bơm vì công thức chất lỏng không phù hợp thôi.
![]() |
Trái: Emulsion. Phải: toner |
III. Cảm nhận chung:
1. Toner
Mình thực sự thích toner này. Dù là cùng lúc dùng với emulsion, nhưng lọ toner bị nhanh hết hơn hẳn.
– Chất toner là dạng gel, hơi lỏng 1 tí thôi, không màu.
– Mùi toner nhẹ, không nặng mùi, rất dễ chịu.
– Thấm khá nhanh dù là lau hay bôi bình thường.
– Bôi lên da thì mát mát, nhưng gel không bi tan chảy, nên rất dễ tán. (Khác với một số loại, khi gặp nhiệt độ cơ thể (da) là lập tức tan chảy, nên phải boi thật nhanh thì mới đều í.)
– Tán lên da xong thì không có cảm giác nặng mặt hay nóng.
– Loại này không làm mình dị ứng nổi mụn.
( mình thích đổ ra bông lau lên mặt. Lau rất là sạch í). Hiện tại mình đang kiêng mỹ phẩm do uốn thuốc phát ban nên không test lên mặt cho mọi người được T_T hichic
Nếu như nàng nào không dùng nước dưỡng essence thì có thể dùng em toner này thấm bông và lau như cách của mình. để tăng sự sạch sẽ của da nè.
2. Emulsion:
– Chất emulsion: là dạng kem mỏng ( mình hay gọi emulsion là sữa dưỡng, nhưng em này mỏng
Thích lắm lắm, chỉ cần nhìn cái formula là yêu em này rồi. Mình thích emulsion này, mỏng nhẹ, phù hợp với da mình là da dầu. Mỗi sáng mình chỉ dùng khoảng ngần này thôi tiếp theo sẽ là kem chống nắng. Là mặt mình nhìn đẹp như không make up … ah ah không nói điêu đâu. Kem chống nắng waterproof của missha đó nạ. link review đây: http://www.cosknow.com/2015/08/review-kem-chong-nang-missha-waterproof.html
IV. Khuyến khích:
1. Toner:
Mình thấy nếu bạn nào trước giờ vẫn trung thành với toner dạng nước hoặc tonic, thì có thể thử dùng em này.
Cực thích hợp với nàng nào da khô, vì em í có hệ cấp nước Stem j đấy như hãng quảng cáo.
Với điều kiện là da bạn đang không có mụn bọc, mụn mủ.
Da dầu xài bạn này vẫn được.
2. Emulsion:
Khuyến khích cho các bạn da dầu, da khô ở miền nam. Vì em này mình nghĩ không đủ đô với các bạn da khô ngoài bắc đâu nạ.
Emulsion này cấp nước, nên sẽ không có nhiều công dụng làm trắng, nhưng chỉ cần da đủ ẩm, tự tắp sẽ nâng tông ạ.
————–
Mình đã review xong cảm ơn các bạn đã đọc đến dòng này chúc các bạn luôn đẹp!
Nàng ơi cho mình hỏi nàng phải dân chuyên ngành hóa ko thế, vì b phân tích thành phần rất chi tiết. Mình chưa dùng toner dạng gel lần nào chắc phải thử thôi
Số lượt thíchSố lượt thích
chuyên ngành của mình là applied biochemistry, sinh nhiều hơn hoá tẹo ^^! bạn dùng toner thì cân nhắc nếu da có mụn, hoặc dễ bị mụn, toner này có dipropylene glycol và pentylene glycol. 2 chất hút ẩm ( humectant) tổng hợp. về lâu dài 2 em này sẽ làm da có chiều hướng dễ nổi mụn khi mình ngừng sản phẩm, nhiều loại kem hãng lớn họ cũng dùng chất này, nên bạn cân nhắc xem 🙂
Số lượt thíchSố lượt thích
Dùng kem dưỡng rồi có nên dùng sữa dưỡng nữa ko b. Nếu dùng kem dưỡng và sữa dưỡng thì cách nhau bao lâu vậy b?
Số lượt thíchSố lượt thích
sữa dưỡng và kem dưỡng là cách dùng từ để chỉ sự khác nhau về kết cấu của sản phẩm bạn ạ. còn về cơ bản, chúng đều có cùng các chức năng: dưỡng ẩm, khoá ẩm, cấp ẩm. Hoặc các chức năng chuyên biệt: cấp nước, dưỡng trắng v…v… Thuỳ vào nhu cầu trong quy trình dưỡng da để chọn emulsion, lotion, hay cream. 3 khái niệm: emulsion – lotion – cream đều là dạng kem ( có màu trắng đục ) và chúng lỏng dần từ emulsion, đặc nhất là cream. Công thức của emulsion là lỏng nhất ( hay gọi là sữa dưỡng) vì thanh phần nước chiếm nồng độ nhiều hơn, thường dùng ban ngày để tránh quá nhớt hay nặng mặt. Lotion là 1 đang kem dưỡng đặc hơn emulsion hoặc lỏng hơn cream ( hầu như lotion và emulsion có độ đặc lỏng như nhau, tên gọi chẳng qua chỉ là sự đa dạng hoá hơn về sản phẩm). Nén nếu bạn đã dùng kem dưỡng thì không cần dùng thêm sữa dưỡng nữa. Hoặc bạn dùng sữa dưỡng vào ban ngày thay kem dưỡng (nếu kem dưỡng làm da bạn đổ dầu, bóng nhờn quá ) ^^! Bạn có thể dùng cả 2 nếu thích, thứ tự là sữa dưỡng trước (emulsion/lotion) rồi tới cream. chỉ cần sữa thấm da rồi bạn dùng kem tiếp theo là được, nhưng vì dùng cả 2 nên chỉ lấy lượng kem ít hơn bình thường chút nhé. Và tận dụng lúc mới dùng sữa dưỡng xong đang còn ẩm ẩm thì chấm nhỏ kem len đều mặt và tán nhanh, khi đấy kem sẽ dễ tán và nhanh thấm vào da. ^^!
Số lượt thíchSố lượt thích
sữa dưỡng và kem dưỡng là cách dùng từ để chỉ sự khác nhau về kết cấu của sản phẩm bạn ạ. còn về cơ bản, chúng đều có cùng các chức năng: dưỡng ẩm, khoá ẩm, cấp ẩm. Hoặc các chức năng chuyên biệt: cấp nước, dưỡng trắng v…v… Thuỳ vào nhu cầu trong quy trình dưỡng da để chọn emulsion, lotion, hay cream. 3 khái niệm: emulsion – lotion – cream đều là dạng kem ( có màu trắng đục ) và chúng lỏng dần từ emulsion, đặc nhất là cream. Công thức của emulsion là lỏng nhất ( hay gọi là sữa dưỡng) vì thanh phần nước chiếm nồng độ nhiều hơn, thường dùng ban ngày để tránh quá nhớt hay nặng mặt. Lotion là 1 đang kem dưỡng đặc hơn emulsion hoặc lỏng hơn cream ( hầu như lotion và emulsion có độ đặc lỏng như nhau, tên gọi chẳng qua chỉ là sự đa dạng hoá hơn về sản phẩm). Nén nếu bạn đã dùng kem dưỡng thì không cần dùng thêm sữa dưỡng nữa. Hoặc bạn dùng sữa dưỡng vào ban ngày thay kem dưỡng (nếu kem dưỡng làm da bạn đổ dầu, bóng nhờn quá ) ^^! Bạn có thể dùng cả 2 nếu thích, thứ tự là sữa dưỡng trước (emulsion/lotion) rồi tới cream. chỉ cần sữa thấm da rồi bạn dùng kem tiếp theo là được, nhưng vì dùng cả 2 nên chỉ lấy lượng kem ít hơn bình thường chút nhé. Và tận dụng lúc mới dùng sữa dưỡng xong đang còn ẩm ẩm thì chấm nhỏ kem len đều mặt và tán nhanh, khi đấy kem sẽ dễ tán và nhanh thấm vào da. ^^!
Số lượt thíchSố lượt thích
em đang dùng toner này và cảm thấy rất rất thích luôn hihi
Số lượt thíchSố lượt thích