#3. BÀN VỀ SỮA RỬA MẶT PH CAO

SỮA RỬA MẶT pH CAO 

Sữa rửa mặt đầu tiên mà mình dùng là Acnes Việt Nam, hồi đấy là mình bắt đầu vào cấp ba, da mặt cũng nổi mụn dậy thì từa lưa. 3 năm cấp ba của mình chỉ gắn bó với Acnes Việt Nam :3Thời đó làm gì đã biết sữa rửa mặt hãng chứ. Acnes Lưu Bích Hữu đối với mình là xịn lắm rồi.Hết năm 1 đại học bản thân mình vẫn trung thành với Acnes Việt Nam, chắc tại mình hợp thì phải.Mình nhớ loại sữa rửa măt Acnes đầu tiên mình mua là Acnes medicated foaming wash. Thời đấy đã 50k 1 chai thì phải, mình không nhớ rõ lắm nhưng nó khá đắt. Mình chỉ dùng đúng loại đấy đến khi vào đại học năm 1 thì mình chuyển qua loại dạng tuýp, không có tạo bọt sẵn, sau năm 1 thì mình được tiếp cận với nền văn minh làm đẹp :3 từ đầu tiên mà mình được khai sáng là SKIN CARE. Và loại sữa rửa mặt hàng hãng đầu tiên mà mình dùng là Kose Softymo. Lúc đấy là khoảng đầu năm 2012. Kể từ đó mình bắt đầu thích tìm kiếm và sử dụng các loại sữa rửa mặt nói riêng và các sản phẩm phục vụ skincare nói chung. Cao điểm nhất phải là sau năm 3 đại học của mình, với cường độ thức khuya và ngồi lab hít cồn và hexanol quá nhiều, làm mặt mày mình trông rất tởm. Mụn miết tùm lum. Lúc đấy mình như kiểu sợ ế sợ xấu đến mức lao đầu điên cuồng vào tìm hiểu skincare cách trị mụn cứu vãn nhoan shắc của mình. Và thông tin mình đào mỏ được đầu tiên, không đâu khác chính là sữa rửa mặt pH cao.  Mình té ngửa và hoảng hồn đổ lỗi cho Kose và Shiseido perfect whip đã hại bộ mặt mình!!!!! Bẵng 1 thời gian rất dài mình chỉ sử dụng sữa rửa mặt handmade pH thấp (xin được giấu brand ở đây)Đến một ngày đẹp trời, mình được khai sáng cái lưới rửa mặt !!!!! lưới rửa mặt chứ ko phải sponge hay konjac (đối với mình mấy cái cục cục đó cứ bẩn bẩn, kiểu ấp ủ vi khuẩn trong đấy không vậy) Và mình lại lao đầu vô ngâm cứu về sự phát minh vĩ đại của loài người: khác nhau gì giữa lưới tạo bọt rửa mặt và bông tắm nhỉ.:DSau khi ngâm cứu xong thì mình đã tự tin quay trở lại với Kose Softymo, lâu lâu còn mua đủ loại srm mới ra của Acnes việt nam (dạng tuýp). Mới đây nhất là Mamonde lotus sebum control cleansing foam.
Tất cả chúng đều là sữa rửa mặt pH cao! Và từ sau năm 3 đến h (là mình đã học hết năm 4 đại học) mặt mình không hề bị mụn tởm như xưa nữa, và mình cũng đã thôi đổ lỗi cho sữa rửa mặt pH cao. Mà quay lại, đổ lỗi cho bản thân mình đã không:
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Trong bài này, mình xin chia sẻ với các bạn những kiến thức mà mình sưu tầm cũng như học hỏi được về cách sử dụng sữa rửa mặt có pH cao.


CLEANSING TYPE: sữa rửa mặt pH cao (alkaline pH: >7)

Nói chung về sữa rửa mặt của Nhật Bản, đa phần mọi người dùng đều có phàn nàn là pH cao quá, càng dùng da càng khô.
Ở Nhật phụ nữ ưa dùng sữa rửa mặt dạng bọt để rửa sạch lớp dầu/kem tẩy trang trước đó. Họ có thói quen tẩy trang trước khi rửa mặt, kể cả khi không make up. Từ khoá ở đây là DOUBLE CLEANSING.
Đến thời điểm hiện tại, mình nghĩ các bạn không còn ai xa lạ đến cụm từ trên nữa. 
Và sữa rửa mặt có pH cao, nôm na là sẽ chứa nồng độ chất rửa (detegent) nhiều = tạo bọt nhiều, là để phục vụ cho việc rửa sạch dầu tẩy trang trong quá trình Rửa mặt hai bước

Đối với phụ nữ Nhật: Tẩy trang là 1 phần của rửa mặt, và không có từ ngữ riêng để diễn tả việc tẩy trang. Tức là, họ không bao giờ thiếu bước tẩy trang trong quá trình rửa mặt của mình. Gọi chung là: CLEANSING step. 
Các sản phẩm sữa rửa mặt tạo bọt rất dễ kiếm ở Nhật, công thức của sản phẩm hầu hết không chứa chất tẩy rửa có nguồn gốc: Sulfate. (nếu như bạn check thành phần có chất tẩy rửa gốc Sulphate thì không nên sử dụng lâu trong thời gian dài): 
  • SODIUM LAURYL ETHER SULPHATE
  • SODIUM LAURETH SULFATE
  • TEA-LAURYL SULFATE
  • SODIUM OLEFIN SULFONATE    
  • lauramide DEA 
  • triethanolamine 
  • potassium myristate
Các loại chất tẩy rửa (detergent) thông dụng được sử dụng: 
– KOH (potassium hydroxyde) trong công thức (formular) thường xuất hiện ở dạng muối với các chất béo (vi trí gần đầu bảng, hoặc gần cuối bảng nếu đứng riêng lẻ) để tạo được lượng bọt dày, mềm, mịn, đặc quánh như kem. (NaOH cũng là detergent )
– Mystiric acid:  khác với Potassium là kiềm thì Mystiric là acid, đây cũng là detergent tạo bọt rất thông dụng, và thường thì chất này chính là nguyên nhân làm cho da mặt khô sau khi rửa mặt.
– COCOAMIDO propyl Betaine
– COCOAMIDO propyl betaine

– SODIUM Lauryl Sulfoacetate
– SODIUM cocoyl isethionate
– SODIUMlaureth-13 carboxylate
– SODIUMmyreth sulfate
– SODIUM CETEARYL SULFATE
– SODIUM TRIDECETH SULFATE
– AMMONIUM LAURYL SULFATE
– AMMONIUM LAURETH SULFATE
– MAGNESIUM OLETH SULFATE
– MAGNESIUM LAURETH SULFATE


Phụ nữ Nhật yêu cầu lượng bọt dày như vậy, vì quan điểm của họ trong skincare là giảm thiểu tối đa các tác động cơ học lên bề mặt da

Mỗi ngày chúng ta đều bị trọng lực trái đất tác động lên cơ mặt, làm chúng trũng và chảy xệ theo tháng năm. 

Chính quan điểm này mà khi máy rửa mặt (Facial cleansing device) lần đầu tiên ra mắt ở Nhật đã gây 1 làn sóng mạnh (thời điểm 2005-2006). Vì theo họ, việc sự dụng 1 dụng cụ rửa mặt trực tiếp lên da, có thể làm da họ nhão cơ và chảy xệ .*

CLEANSER AMOUNT: Lượng sữa rửa mặt đến 2 cm!!!

Chính xác là như thế nếu như theo quy ước về lượng dùng sữa rửa mặt, là bằng size 1 hạt phỉ.
Hạt phỉ đã to gần bằng củ lạc ta rồi, nên lượng 2cm gần bằng lươngj 1 hạt phỉ

CLEANSING TECHNIQUE: Tạo bọt thật mềm, mịn, bông.
Các bạn nhớ là những loại srm pH cao bắt buộc phải tạo bọt kĩ nhé.
Có nhiều phương pháp để tạo bọt. và lượng bọt tạo ra phải đạt độ như hình

                                         
Phương pháp tạo bọt, luôn được hướng dẫn rất rõ ràng phía sau các sản phẩm sữa rửa mặt của Nhật Bản. Vậy nên việc chúng ta bị mụn, bị khô do mất lớp màng acid phải đổ lỗi cho sự  Không đọc kĩ hướng dẫn sửa dụng rồi 😀 
Chúng ta có thể tạo bọt bằng cách xoa hai tay vào nhau thế này: (các bạn sẽ tưởng tượng như là chúng ta đang rửa tay vậy)
Hoặc dùng dụng cụ tạo bọt như: Lưới: hoặc Konjac
                                                   
Đây là đoạn clip do 1 bác sĩ người Nhật hướng dẫn cách tạo bọt sữa rửa mặt. Clip mở đầu rất dài nên mình cắt bớt đến đoạn chính, các bạn chỉ cần xem ko nghe là hiểu họ đang làm gì.

Trong clip vị bác sĩ đã: 
  • Lấy 2-3 cm sữa rửa mặt.
  • Từ từ thấp nước và tạo bọt. Thời gian tạo bọt hơn 2 phút đến khi đạt được cấu trúc mềm mịn (creamy) úp không bị rớt.
  • (mặt của ng mẫu đã ướt)  san đều bọt ra 2 lòng bàn tay.
  • Vị trí chấm bọt đầu tiên: (1st) Vùng T-zone : Trán, mũi cằm. Vùng thường xuyên có nhiều sebum, bã nhờn nhất.
  • Sau đấy dùng tay xoa lượng bọt còn lại lên hai má. bắt đầu massage từ vùng T-Zone trước và hai má sau. = từ vùng nhiều dầu đến vùng ít dầu.
Với lượng bọt dày và mịn như vậy, chúng ta có thể đẩm bảo  rằng lượng detergent đã ngậm đủ nước (hi-drat hoá) và khi đưa lên da mặt, chúng có thể phát huy tác dụng tẩy rửa theo nguyên lý: hút- kéo. 
Các ion Hidro mang cực dương trong bọt rửa mặt sẽ hút các chất bẩn, dầu tẩy trang đã bị phân hoá (emulsify) …là các anion mang cực âm trên bề mặt và kẹt ở lỗ chân lông.
Việc tạo bọt kĩ rất quan trọng vì ở bước này, bạn tạo điều kiện để các phân tử detergent 
Tác dụng tẩy rửa như hình
Detergent: màu tím, phân tử nước màu cam (2 đốm trắng là nguyên tử Hidro trong nước)
Các bạn yên tâm, nếu như bạn tẩy trang 2 bước, là có dùng sản phẩm làm sạch dạng dầu/ cream thì sau đó dùng sữa rửa mặt pH cao sẽ không có tác động lớn đến lớp màng chức năng da đâu 🙂 
Vì khi sử dụn oil/cream tẩy trang, chúng ta đã phải hiểu bởi vì chất bẩn trên da chúng ta là dạng dầu thừa và chất bẩn. Và theo nguyên tắc oil like oil (dầu ưa dầu) thì các sản phẩm dầu, cream tẩy trang là 1 bước liên kết và hòa tan các chất bẩn ấy để bước tiếp theo khi chúng ta rửa mặt, các thành phẩn bẩn sẽ được rửa sạch nhiều hơn. Bởi vậy, khi đã thêm 1 lớp dầu lên mặt thì việc sử dụng 1 sản phẩm có nhiều detergent hơn để làm sạch hoàn toàn lớp dầu bẩn ấy là hoàn toàn hợp lý. 
CLEANSING PRODUCT: Sữa rửa mặt pH cao phổ biến

                                                                           


———————————————– ——————————————— —————————–
Cảm ơn các bạn đã đọc hết. và cho mình comment nhé 🙂

(*mình không bàn sâu về vấn đề có nên dùng máy rửa mặt hay không, mình chỉ bàn về độ bọt của sữa rửa mặt)

Một suy nghĩ 27 thoughts on “#3. BÀN VỀ SỮA RỬA MẶT PH CAO

  1. bạn ơi, sau khi rửa mặt xong ngay lập tức bạn dùng essence ( vd: secret key, missha…) nước cấp ẩm cho da, hoặc dùng toner có chức năng cấp ẩm vd thayer, mamonde rose water,…. bạn rửa mặt xong, mặt vẫn còn ướt. chỉ lấy khăn chấm nhẹ cho bớt nước ở vùng t-zone (vùng nhiều dầu) sau đấy bạn dùng ngay essence hoặc toner ở trên để cấp ẩm tức thời cho da, ko nên lau mặt khô rồi mới dùng dưỡng. hoặc để quá 30 phut mới bôi kem dưỡng sau khi dùng srm pH cao. bạn thử cách ấy xem sao nhé ^^

    Thích

  2. khi có mụn bạn nên dùng toner để lau thay vì vỗ lên da, toner dạng tonic giúp cân bằng da và làm sạch sâu nên lau bằng bông nhẹ nhàng là tốt nhất. m thấy bạn nên đổi qua toner có tính hút dầu để bớt mụn trước đã, vd như toner chiết xuất nước cây phỉ, hoa hông …chúc bạn luôn đẹp ( xin lỗi bạn vì blog m mới reply đc hôm nay hichic)

    Thích

  3. Chào bạn. Mình mới mua srm Trà xanh của Innis với Ph = 9.
    Mình thấy bạn nói nên dùng toner ngay sau khi rửa.
    Mình có toner dưa chuột + rau diếp của Skinfood thì có dùng đc ko ạ? Nếu thay toner thì mình cần thay toner nào?
    Da mình là hh, cánh mũi có dầu còn lại là khô nên mình k biết da hh thiên gì nữa 😦

    Thích

  4. Chào bạn. Mình mới mua srm Trà xanh của Innis với Ph = 9.
    Mình thấy bạn nói nên dùng toner ngay sau khi rửa.
    Mình có toner dưa chuột + rau diếp của Skinfood thì có dùng đc ko ạ? Nếu thay toner thì mình cần thay toner nào?
    Da mình là hh, cánh mũi có dầu còn lại là khô nên mình k biết da hh thiên gì nữa 😦

    Thích

  5. bạn vẫn dùng được toner diếp cá và dưa leo, 2 loại quả này có chức năng diệt khuẩn và se lôc chân lông, dùng cho da dầu và mụn thì sẽ hợp hơn đó bạn. Ban thử một loại toner nào có độ ẩm lâu hơn thử, ví dụ toner có chiết xuất nha đam,… Còn da bạn là da khô rồi đấy, bạn bị dầu 2 bên cánh mũi chắc là do có bã nhờn bị tắc hoặc bạn ít khi cấp ẩm cho vùng da này, hoặc có thể cho là do tuyến mồ hôi ở mũi của bạn nhiều hơn các phần da khác ( điều này là do gen, nếu đúng thì bạn ko lo gì cả, nó rất bình thường) Bạn thưởng xuyên làm sạch tế bào chết và bã nhờn vùng mũi, rồi sau đó thấm ướt miếng bông tẩy trang, đắp toner dưa leo và diếp cá của bạn lên vùng mũi ( chỗ khác ko đắp

    Thích

  6. bạn ơi, mình cũng dùng tẩy trang và srm của Kose softymo, toner thì của hadolabo, serum thì vitamin c 21.5 ấy, hồi đầu thì khá ổn. Nhưng sau ko biết tại do mình thức khuya hay ăn uống đồ ngọt tnao mà phần trán nhiều mụn li ti quá, sờ vào cứ lẩn mẩn lõm bõm bao nhiêu, mụn to thì đã chẳng nói nhưng mụn nhỏ nhỏ, nặn ko ra tnay rất khó chịu. K biết có phải do việc kết hợp srm PH cao với C ko? Nếu bạn biết có thể giải đáp giúp mình ko, cảm ơn bạn 😀

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.